Dịch vụ seo | Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

Thẻ

Đánh giá độ khó từ khóa (keyword competition) là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong khi SEO. Sau bước chọn lựa từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa để làm SEO không.

Quá trình đánh giá độ khó từ khóa được chia làm hai giai đoạn:

  1. Đánh giá độ khó từ khóa cơ bản
  2. Đánh giá độ khó từ khóa nâng cao

Bài viết này xin trình bày phần thứ hai: đánh giá từ độ khó từ khóa nâng cao.

Giai đoạn này bạn sẽ cần nhiều thông số của website hơn so với lúc đánh giá độ khó từ khóa cơ bản. Công việc chủ yếu là đánh giá các đối thủ ở top 10 và nếu bạn cảm thấy với tiềm lực hiện tại của bạn có thể vượt qua những đối thủ này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi từ khóa mà bạn đã lựa chọn.

Sau đây là một số thông số cơ bản để phân tích đối thủ:

lam seo sosanhseo Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

1. Sitelink : Nếu bạn đang so sánh với một website mà đã có sitelink thì bạn đang phải cạnh tranh với một website được Google đánh giá rất cao ứng với từ khóa mà bạn đang nguyên cứu.

2. Domain Keywords : Google coi tên miền là một phần quan trọng trong các yếu tố sếp hạng. Nếu tên miền có chứa từ khóa sẽ giúp ích cho quá trình SEO rất nhiều. Bạn có thể chia ra các trường hợp sau :

  1. Tên miền giống từ khóa
  2. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía trước và có các ký tự khác
  3. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía sau và có các ký tự khác
  4. Tên miền chứa từ khóa không dính liền
  5. Tên miền không chứa từ khóa.

Độ ưu tiên: 1>2>3>4>5

3. Title :  Hãy nói đến title như là một yếu tố khá quan trọng trong SEO. Với định hướng title tốt website có thể win nhiều từ khóa. Sau đây là các yếu tố so sánh.

  1. Title có chứa từ khóa đặt đầu tiên
  2. Title có chứa từ khóa đặt phía sau
  3. Title có chứa từ khóa không dính liền nhau
  4. Title không chứa từ khóa

Độ ưu tiên: 1>2>3>4

4. Backlink numbers : Sử dụng http://siteexplorer.search.yahoo.com hoặc các tools khác để so sánh số lượng backlink của 2 site.

5. Domain GEO : Yếu tố địa lý của tên miền cũng khá quan trọng. Hãy xem việc so sánh điểm nó như thế nào.

  1. Tên miền quốc gia
  2. Tên miền quốc tế
  3. Tên miền quốc gia khác

Độ ưu tiên : 1>2>3

6. Số lượng domain trỏ đến website : Nếu website của bạn càng được trỏ bởi nhiều domain khác thì độ tin tưởng của Google đến website của bạn cũng sẽ cao.

7. PR : Mặc dù trước đây PR là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao, nhưng càng ngày PR càng giảm độ ảnh hưởng của mình. Một web có PR cao hơn chưa chắc thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố đánh giá của Google.

8. Domain Age : Domain nào có tuổi nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

9. Hosting GEO :

  1. Server đặt trong nước
  2. Server đặt trong khu vực
  3. Server đặt ngoài nước khác khu vực

Độ ưu tiên : 1>2>3

10. URL keywords : URL có chứa keywords sẽ giúp ích trong việc nâng cao thứ hạng.

11. URL Friendly : Cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

12. W3C : Nếu site bạn làm đúng chuẩn của W3C sẽ SEO dễ dàng hơn. Kiểm tra W3C tại : http://validator.w3.org/

13. Update Content : Web nào có độ cập nhật website thường xuyên thường được Google index, crawl nhanh.

14. Dmoz : Những site nằm trong thư mục này được Google khá chú ý.

15. Speed : Site có tốc độ lẹ hơn được cho là tốt hơn.

16. Rank Alexa : rank alexa thường liên quan đến độ truy cập, sự ổn định của lượng truy cập, đây cũng là một yếu tố trong SEO.

Sau khi xác định được các yếu tố thất bại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích xem trong thời gian sắp tới có thể cải thiện các yếu tố lose để trở thành win hay không, hoặc ít nhất cũng bằng website cạnh tranh. Nếu trong bảng so sánh trên các bạn thắng các yếu tố SEO ở những dòng đầu tiên thì độ khó từ khóa sẽ giảm dần. Bạn có thể tạo ra nhiều mặt trận trong chiến lược SEO. Do đó, công việc đề cao tính toàn diện hơn là tập trung vào một số yếu tố. Mấu chốt cơ bản trong việc đánh giá độ khó từ khóa chính là phân tích đối thủ cạnh tranh, và so sánh với tiềm lực hiện tại và trong tương lai của chính bạn để thấy được từ khóa đó khó đến đâu, có nên chọn hay không? Quỹ thời gian ra sao? Làm tốt bước này bạn hoàn toàn có thể thấy rằng SEO là một công việc dễ dàng và thú vị.

Dịch vụ seo | 5 bước để website có từ khóa đạt thứ hạng cao trên Google

Thẻ

Nếu bạn muốn website có từ khóa (keywords) đạt được thứ hạng cao (high rankings) trong bảng xếp hạng của Google (SERPs) và những công cụ tìm kiếm khác, bạn nên làm theo đúng các gợi ý bên dưới.

Bước 1: Làm cho các trang web (pages) có thể truy cập được

Các công cụ tìm kiếm phải truy cập được vào các trang web của bạn. Nếu như các công cụ tìm kiếm không thể truy cập được vào, nó sẽ bỏ qua site của bạn và bạn không thể có thứ hạng tốt. hãy kiểm tra lại những yếu tố sau để chắc chắn rằng các công cụ tìm kiếm có thể truy cập được vào trang web của bạn.

  • Khi các spider của các SE truy cập vào trang web của bạn, web server của bạn không được phép đưa ra các mã sai. Nếu web server đưa ra mã sai, các công cụ tìm kiếm sẽ không index site của bạn. Web server trả lại mã 200 OK cho các spiders của các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể kiểm tra các mã mà web server đưa ra cho các công cụ tìm kiếm với chức năng Fetch as Googlebot trong Google Webmaster Tools
  • Bạn cũng nên kiểm tra lại mã HTML của trang web. Trong khi hầu hết các lỗi HTML không gây trục trặc với các công cụ tìm kiếm, thì một số có thể ngăn cản các công cụ tìm kiếm index các pages
  • Trang web của bạn càng có ít lỗi HTML thì càng tốt. Bạn có thể cho truy cập HTML validator tại http://validator.w3.org/
  • Nội dung trong trang web của bạn phải phù hợp và có ý nghĩ với công cụ tìm kiếm. Đừng sử dụng hình ảnh hoặc Flash để thể hiện nội dung chính trong trang web của bạn.Để tìm hiểu xem nội dung trang web của bạn có bao gồm tất cả những thành tố cần thiết cho việc trang web được có mặt trong bảng top 10 của Google hay không hãy kiểm tra các trang web của bạn với IBP’s Top 10 Optimizer.
  • File robot.txt của bạn phải cho phép các công cụ tìm kiếm index trang web. Nếu như bạn vô tình block tất cả các bot và tất cả cá đường dẫn tới web site( điều này có thể xảy với một typo rất đơn giản trong file robots.txt), các công cụ tìm kiếm sẽ không liệt kê danh sách các website.

Bước 2: Sử dụng thông tin cấu trúc site có nghĩa

Một cấu trúc site tốt sẽ cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng website của bạn không chỉ đơn thuần là tập hợp các web pages ngẫu nhiên

Sử dụng các folder và các liên kết logic để các công cụ tìm kiếm biết được những trang nào trong website có liên quan. Các công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy nhóm các web page đó trong site của bạn có liên quan tới một chủ đề nhất định

Bước 3: Chọn các từ khóa một cách khôn ngoan

Chọn đúng các từ khóa là một trong những bước rất quan quan trọng quyết định chiến dịch SEO của bạn có thành công hay không

Tập trung vào các từ khóa dài hơn là cách tốt nhất để bắt đầu. Các từ khóa ngắn ít khi mang lại đơn hàng mà tính cạnh tranh lại mạnh hơn nhiều. Chi tiết có thể tìm ở đây.

Công cụ tìm kiếm từ khóa của IBP có thể giúp bạn tìm những từ khóa phù hợp với site của bạn nhất

Bước 4: Tập trung vào nội dung của website

Nhưng trang web chỉ bao gồm các bài báo và nhưng liên kết phụ có thể tìm thấy ở hàng tá các website khác sẽ rất khó có thể đát được các thứ hạng cao bởi các công cụ tìm kiếm. Nên nhớ, Content is King!

Cố gắng tạo ra những website có nội dung khác biệt và đang tin cậy sẽ tạo sự khác biệt giữa website của bạn và những website khác.

Viết về những thứ mà bạn biết. nếu bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, khai thác càng nhiều về các lĩnh vực đó để chắc chắn rằng website của bạn là nguồn tốt nhất cho chủ đề đó.

Bước 5: Tạo ra các backlinks

Không có những backlinks tốt, thì khó có thể đạt được những thứ hạng cao trong hầu hết các công cụ tìm kiếm. Liên kết trỏ về website của bạn có một tác động lớn tới vị trí của trang web trong bảng kết quả tìm kiếm của google

Cố gắng kiếm được thật nhiều liên kết từ những website có liên quan. Càng nhiều link đích, sẽ càng hỗ trợ nhiều hơn cho bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm dù việc đó không dễ tí nào.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có thể là một con dao hai lưỡi bởi lẽ một lỗi nhỏ trong một chi tiết có thể phá hủy tất cả các nỗ lực khác của bạn.

Hãy nhìn vào bản danh sách trong eBook công cụ tìm kiếm tối ưu hóa miễn phí của chúng tôi để tìm hiểu làm thế nào trang web của bạn có thể nhận được bảng xếp hạng hàng đầu trên Google, Bing, Yahoo và các công cụ tìm kiếm lớn khác.

Dịch vụ seo |Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Thẻ

Tiếp theo phần 1 bài viết Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website trong loạt bài 7 ngày học làm SEO, chúng tôi giới thiệu các bước cuối cùng để chọn ra danh sách từ khóa hợp lý nhất cho trang web.

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.

Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:

“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.

Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.

Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.

Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.

Keyword Kết quả trên Google Mức độ cạnh tranh
“keyword” > 100.000 Cao
Allinanchor:“keyword” > 20.000 Cao
Allintitle:“keyword” > 20.000 Cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.

Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink,  kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.

lam seo google taxi tai Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:

lam seo cho thue taxi tai Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

lam seo thue taxi tai Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:
lam seo allinanchor taxi tai Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)
Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.
lam seo allintitle taxi tai Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.

Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.

Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.
Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:

Khách hàng mục tiêu Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Những từ khóa chính
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng bếp cao cấp Tủ bếp, bộ bàn, ghế phòng bếp, phòng ăn, phụ kiện nhà bếp cao cấp, sang trọng Nội thất nhà bếp cao cấp, tủ bếp cao cấp, bộ bàn ăn cao cấp, nội thất nhà bếp cao cấp tại hà nội, bộ bàn ăn sang trọng
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng khách cao cấp Ghế sofa, đi văng, bàn tiếp khách cao cấp, sang trọng Nội thất phòng khách cao cấp, Divang phòng khách cao cấp, ghế sofa phòng khách cao cấp,Bộ sofa cao cấp, …

Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.

Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

Bạn hãy tìm từ khóa: tổng đài panasonic trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://vnctel.com.vn (site này code không hỗ trợ vấn đề tối ưu, nên làm lên mục tiêu chỉ làm lên TOP 3-5). Site của tôi trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục tổng đài panasonic trên website. Khi khách hàng tìm từ tổng đài panasonic đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:

lam seo keyword map Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)

Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)
Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.

Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.

Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Dịch vụ seo | Google PageRank: Thước đo tầm quan trọng tương đối của trang web

Thẻ

Bạn hay theo dõi thứ hạng Alexa. Tình cờ bạn nghe được 2 webmaster tranh luận:

Webmaster A: Site của em vừa lên top 50k (50.000) Alexa rồi, mừng thiệt bác hehe!

Webmaster B: Thời nào rồi mà còn tin Alexa bác? “Pro” bây giờ toàn nhìn vào PR thôi! Alexa 50k mà PR3 bèo nhèo thế kia thì không thể so với site PR5 của người ta đâu! À mà Google vừa update (cập nhật) PR sáng nay đấy, site tớ từ PR4 lên 5 nè kekeke…

Bạn tự hỏi không biết PR (Pi-a) là gì, được tính ra sao, bao lâu cập nhật một lần? v.v…

Mình sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi trên thông qua các bài viết. Nhưng trước hết mình có thể giải thích ngay rằng PR mà webmaster B đề cập ở trên là viết tắt của PageRank, khác với Public Relations – quan hệ công chúng).

Ngoài ra mình cũng sẽ giải đáp vài thắc mắc của webmaster như: Sao site tớ lâu quá rồi mà vẫn PageRank 0? Trao đổi link với site có PageRank thấp hơn hoặc bằng 0 có sao không? PageRank thấp hoặc bằng 0 là site kém? Làm sao để tăng PageRank nhanh chóng? Site mình có PageRank cao hơn site kia nhưng lại xếp dưới trong SERPs? Anchor text vs PageRank? Googlebomb ra sao? v.v…

Google PageRank – Thước đo tầm quan trọng tương đối của trang web

Google xem mỗi liên kết (link) là một lá phiếu (vote). Trang web B link đến trang A được Google hiểu là trang B bỏ phiếu cho trang A, hay nói cách khác trang A được 1 phiếu bầu từ trang B.

Mỗi phiếu bầu có giá trị khác nhau. Google không chỉ quan tâm đến số lượng mà còn phân tích chính “trọng lượng” (tức tầm quan trọng) của lá phiếu. Cả trang B và trang C cùng trỏ về (link đến) trang A nhưng nếu bản thân trang B quan trọng hơn trang C thì trọng lượng lá phiếu của trang B dành cho trang A sẽ “nặng” hơn của trang C dành cho trang A.

Trọng lượng lá phiếu vẫn chưa quan trọng bằng mức độ liên quan giữa 2 đối tượng cho và nhận lá phiếu. Độ tương quan (tức điểm chung) giữa 2 trang web được tính dựa trên mức độ khớp giữa chủ đề (theme) và nội dung (content) của chúng.

Google PageRank tính cả mức độ liên quan giữa 2 trang liên kết và tầm quan trọng nội tại của trang bầu chọn để xác định giá trị trang được bầu chọn. Trang A có nội dung về thương mại điện tử sẽ chẳng nhận được giá trị nào từ trang D nếu trang D bàn về bóng đá.

Tầm quan trọng của trang bầu chọn và độ tương quan giữa trang được bầu chọn và trang bầu chọn tạo nên giá trị hay chất lượng liên kết.

Kết luận, Google PageRank là hệ thống kiểm định giá trị liên kết nhận được, dựa vào số lượng và chất lượng liên kết, để quyết định tầm quan trọng của trang web. Ngoài ra PageRank còn tính dựa trên những yếu tố khác mà Google không công khai (vì e ngại webmaster sẽ “chạy đua PageRank” một cách không công bằng.)

Ngoài ra, đối với Google, PageRank là một trong những yếu tố then chốt (then chốt, không phải duy nhất và quan trọng nhất) ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Tuy nhiên trang A có PageRank cao chưa chắc xếp hạng tốt hơn trang B có PageRank thấp hơn nếu trang A có chủ đề và nội dung không khớp với từ khóa người dùng gõ vào ô tìm kiếm Google (sẽ minh họa sau).

PageRank có giá trị 0-10 và có thể nhìn thấy thông qua Google Toolbar. Ví dụ PageRank của SEO blog LamSEO.com vẫn chỉ là số 0 tròn trĩnh (nhưng mình hoàn toàn tin lần cập nhật sau sẽ khác lam seo icon smile Google PageRank: Thước đo tầm quan trọng tương đối của trang web ).

PageRank của từng trang trong website độc lập nhau gọi là Internal PageRank (thay đổi rất thường xuyên, có thể là một tuần vài lần và không nhận thấy qua toolbar), phân biệt với Google Toolbar PageRank (khoảng 3-4 tháng thay đổi một lần, có thể nhìn thấy ở toolbar).

Để minh họa, mình dùng 1 ví dụ xã hội về giá trị phiếu bầu ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm như sau. Công ty XYZ chỉ cần tuyển 1 trị trí chuyên gia SEO (SEO Expert). Vòng cuối cùng còn lại 3 ứng viên, hiện là 3 chuyên viên SEO (SEO Specialist) đều đạt tiêu chuẩn (gần) như nhau về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm. Khác biệt duy nhất giữa 3 chuyên viên này nằm ở phần Người giới thiệu (Reference): ứng viên A được Sếp công ty hiện tại – một người uy tín trong làng SEO Việt Nam đề cử. Ứng viên B được một người chú ruột rất có uy tín trong lĩnh vực may mặc giới thiệu. Ứng viên C ghi tên một đồng nghiệp cũng là chuyên viên SEO trong nhóm SEO tự do (Freelance SEO) của anh ta ở phần Người giới thiệu. Kết quả cuối cùng: chuyên viên A sẽ trúng tuyển vị trí SEO Expert của công ty XYZ.

Tại sao không phải là anh B vì anh ta cũng được một người uy tín giới thiệu? Đơn giản, cây đa cây đề trong lĩnh vực may mặc không thể hiểu biết về khả năng SEO của ứng viên. Nói cách khác, lĩnh vực hoạt động của Người giới thiệu và anh B không giống nhau.

Tại sao không là anh C khi anh ta được người cùng ngành giới thiệu? Vì tiếng nói của người giới thiệu anh C không bằng cây đại thụ SEO Việt Nam.

Trong ví dụ trên, kết quả tuyển chọn ví như kết quả tìm kiếm, ứng viên A, B, C lần lượt là website A, B, C. Người giới thiệu 1, 2, 3 chính là 3 lá phiếu (liên kết) dành cho 3 website. Và kết quả tuyển chọn đã được giải thích thông qua Google PageRank.

(còn tiếp…)

Bổ sung: ngay thời điểm mình viết bài này, Google Toolbar PageRank vừa cập nhật giải thuật, “bãi bỏ” một số hình phạt đã áp dụng trước đây…

Dịch vụ seo | Ảnh hưởng của Outbound link đến các yếu tố SEO

Thẻ

Cuộc bàn cãi xung quanh Outbound linking cuối cùng cũng đã có được lời lý giải toàn diện một cách ngắn gọn.

Tại sao các nhà marketing online và các webmaster đều tránh việc link ra các website khác?

Rất nhiều webmaster cảm thấy bất lợi khi đặt outbound link đến những website khác, với lo ngại rằng việc này bằng cách nào đó có thể làm sụt giảm PageRank của họ.

Có nhiều bàn luận về outbound link xoay quanh 2 ý kiến, một là outbound link làm giảm PageRank, hai là việc trao đổi ào ạt với các site sẽ gây tác động xấu đến inbound link khiến Google cho rằng bạn đang dùng thủ thuật SEO “black hat” (thủ thuật đánh lừa các thuật toán trên công cụ tìm kiếm). Tuy nhiên cả 2 nhận định trên đều không chính xác.

1. Đầu tiên, outbound link không làm triệt tiêu đi những tác động tích cực mà Inbound link đem lại cho website.

Giả sử rằng Google Pagerank của bạn đang là là 4, và 1 page trên website của bạn có 8 link ra ngoài, điều đó sẽ không ảnh hưởng có hại gì đến Pagerank của bạn cả.

Nó có thể làm lợi cho PR của website kia, nhưng không tiêu tốn chút PR nào của bạn khi làm vậy. Phần PR được lợi mà bạn mang lại cho website kia tương đương với PR của website bạn chia cho số lượng outbound link đặt ở trang đó. Vậy, nếu PR 4 chia cho 8 outbound link có nghĩa là bạn đem lại cho site kia 0.5 đơn vị PR juice.

Logic này cũng áp dụng cho các link nội bộ và ích lợi các page trong cùng một website mang lại cho nhau.

2. Vấn đề thứ hai là về ý kiến – nếu có các outbound link thì hậu quả của việc “chảy máu” link 2 chiều có thể khiến cho Google cho rằng bạn đang sử dụng những thủ thuật gian lận – cũng không hẳn đúng.

Yếu tố đầu tiên là những site bạn link tới phải tương đồng với lĩnh vực của bạn. Những site này đến lượt họ sẽ đặt back link tới site của bạn, và nó chỉ cải thiện thứ hạng của bạn lên mà thôi. Nếu bạn đang link tới các site tốt, không có spam hay linkfarm thì các Inbound Link tương tác sẽ không làm hại PR của bạn.

Để đảm bảo rằng các outbound link không gây tác hại, nên tích cực tạo các link tương tác thông qua việc trao đổi các bài viết, chú ý sao cho các outbound link được đặt khắp page đó, thay vì tạo những trang “links” hay “resources” tràn ngập outbound link, bởi điều này không được Google đánh giá tốt và theo đó chúng sẽ không mấy tác dụng đối với việc nâng cao Pagerank của website.

Website của bạn càng được đánh giá như một địa chỉ cung cấp thông tin hữu ích thì các outbound links thích hợp chất lượng lại càng làm lợi cho bạn hơn. Trong khi việc giúp quảng cáo cho các site khác thông qua các outbound link có vẻ phi trực quan, bạn cũng sẽ có được những inbound link chất lượng cao đủ để nâng cao vị trí quảng cáo cho site của bạn, mà kết quả là sẽ ngày càng có nhiều page của bạn được xuất hiện trên bookmark của các trang xã hội như Digg và StumbleUpon.

Vậy điều gì tạo nên một outbound link chất lượng có thể thực sự giúp cải thiện PR?

Trong nhiều trường hợp chính là các outbound link giúp cho website có được PR tốt. Vấn đề mấu chốt là, những link đó phải phù hợp với nội dung thông tin trên website của bạn. Một bài viết theo sau bởi một danh sách dài dằng dặc các link sẽ không mang lại lợi ích gì nhiều cho website của bạn.

Bạn cần tích cực link tới những blog post chất lượng trên các blogs phù hợp với chủ đề của bạn, những nguồn tài liệu liên quan và link tới phần nội dung vượt qua mức độ thông tin bạn có. Những sites này đương nhiên là phải phù hợp với nội dung trên web của bạn, nhưng nó không nhất thiết phải có cùng quan điểm bạn đưa ra.

Link tới các site có tên miền như .edu hay .org sẽ rất có lợi, tương tự như vậy back links từ những site đó cực kỳ giá trị vì những site này thông thường sẽ đem lại cảm giác phi thương mại và không có vẻ như bạn đang câu lượng truy cập đến web của mình.

Link tới các site bàn luận về lĩnh vực chủ đề liên quan tới web của bạn cũng rất có lợi cho bạn, bởi nó có thể link tới những trang danh mục như DMOZ hay Yahoo Directory. Link tới các site có vị trí tốt trên trang kết quả tìm kiếm – giả định rằng đó không phải là các đối thủ trực tiếp của bạn – cũng có lợi vì chúng được coi là những trang có uy tín trong lĩnh vực bạn liên quan tới.

Trong khi không nhất thiết phải có những outbound link để nâng cao PR, chúng cũng không gây hại như người ta thường nghĩ. Outbound links tới các site có nội dung chất lượng cao và tương đồng với thông tin trên web của bạn hầu như không tác động hoặc có thì cũng mang tính tích cực đến PR của website.

Sự liên kết giữa các site tốt có lợi cho rất nhiều site khác, và những kỹ sư thiết lập thuật toán xếp hạng của Google biết điều này. Link ra ngoài không phải là làm giảm uy tín website của bạn, nó cũng không khiến bạn bị tag là một trang spam hay có thủ thuật SEO black hat. Bạn không có gì phải e ngại về khả năng outbound link làm hại danh tiếng website của mình, thay vào đó hãy tìm cách biến website của bạn thành một kho thông tin tham khảo quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực thị trường bạn đang khai thác.

Nếu bạn hiện đang chuẩn bị bắt tay vào kinh doanh trực tuyến, bạn chắc chắn đồng ý rằng blog là những website mở mang đến cho bạn những lợi ích quảng cáo to lớn chỉ với khoảng thời gian rất ngắn, thêm vào đó, nó cũng đưa ra một môi trường hoàn hảo để cải thiện thứ hạng của website thông qua việc link ra ngoài-tới những weblogs hoặc site liên quan như đã đề cập trong bài viết này

Dịch vụ seo | Google Pagerank, những điều chưa biết

Thẻ

Trước đây Làm SEO đã từng chia sẻ vài kiến thức rất căn bản về Google Pagerank. Hôm nay mình xin chia sẻ thêm vài điều mà có thể bạn chưa biết về Google Pagerank (gọi tắt là PR).

PR đơn thuần là một cách thức để Google đánh giá mức độ tin cậy và chất lượng của mỗi website trong danh mục của mình, dựa vào mức độ thường xuyên được truy cập vào trên Internet. Một cách tiếp cận khác mang tính kỹ thuật hơn định nghĩa PR là một thuật toán phân tích các link liên kết.

Nhưng cơ chế này có hai biến thể của cơ chế này, gần đây người ta mới khám phá ra tính chất 2 mặt của PageRank; một mặt nó là hệ thống được Google sử dụng khai thác và phân tích chuyên biệt, còn được biết đến là PR thực (Real PR); mặt khác, còn có loại PR hiển thị trên thanh công cụ có giá trị từ 0 -10, còn gọi là Toolbar PR mà các webmaster hiện nay đang khai thác để kiểm định chính sự đánh giá của Google cho mỗi website nhất định.

Mặc dù hai dạng biến thể của PR hoạt động trên cơ sở số học, song PR thực được biểu diễn bằng số lượng các chỉ số thậm chí lên tới hàng triệu trong khi Toolbar PR chỉ có đến thang 10 là cao nhất.

Theo cơ chế của PR trên toolbar thông thường, tất cả các trang liệt kê được phân thành 11 hạng khác nhau, dựa trên giá trị ấn định của chúng.

Ví dụ, sử dụng 2 page, một với PR 2 và một là PR 4, sự khác biệt giữa chúng không chỉ đơn thuần là 2 theo cách nói của PR, mà còn lớn hơn rất nhiều.

Không may rằng ít ai biết đến làm cách nào mà Google tính được giá trị PR của một website hay đâu mới là giới hạn xác định điểm breaking point –  điểm quyết định thứ hạng 11.

Mỗi thứ hạng Toolbar PageRank tăng lên theo hàm số mũ so với PR trước đó, như thế để được tăng hạng không hề dễ dàng. Nói theo cách khác, những gì cần đủ để giúp 1 website tăng từ PR2 lên PR 3 còn xa mới đủ để tiến từ PR3 lên PR4.

lam seo lamseo pagerank 4 mar22 Google Pagerank, những điều chưa biết

Pagerank của trang chủ LamSEO.com là 4/10. Ảnh: prchecker.info

Dưới đây là một số bước hữu ích giúp bạn hiểu được cơ chế trên một cách dễ dàng hơn:

  1. Google đánh giá các webpage chứ không phải là websites.
  2. PR thực so với PR hiển thị trên thanh công cụ có thể hơn kém một chút, hoặc lệch hơn khá nhiều.
  3. Trong quá trình xếp hạng, tất cả các backlink bắt nguồn từ một domainweb sẽ đem lại thứ hạng thấp khoảng PR1 mà thôi.
  4. Mỗi webpage được xác định một giá trị PR nhỏ ban đầu thường được biết đến dưới dạng (1-d), trong đó d là một biến số được xác định bởi Google theo tên “damping factor – yếu tố triệt tiêu”, và mỗi page được đưa ra đều có giá trị ban đầu là 0.85. Nó thêm vào cho PR thực ban đầu của mỗi page 0.15 đơn vị giá trị.
  5. Để tạo điều kiện cho một webpage tiến tới vị trí cao trong toolbar, ta phải không ngừng gia tăng số lượng link đến website.
  6. PR trên toolbar thay đổi 3 tháng 1 lần. Trong khi đó PR thực không ngừng update, điều này lý giải tại sao trong danh mục kết quả tìm kiếm một số trang web nhất định lại được hiển thị ở vị trí cao hơn những trang có thứ hạng tốt hơn. Đây cũng là một điểm khác biệt nữa trong bản chất 2 mặt của PR.
  7. PR thực cũng được lập trình để phân tích cấu trúc thiết kế link của một webpage.

Cách Google hoạt động:

Sau khi thu thập được một số lượng tương đối các webpage trong danh mục của mình, Google sẽ xếp hạng các page theo mức độ tin cậy và danh tiếng của các trang đó- biểu thị bằng số link dẫn đến web đó. Tất nhiên những yếu tố nội tại của trang đó cũng được xét tới để đánh giá xếp hạng.

  • Một trang web nhận thêm PR khi có các inbound link từ các trang khác
  • Những link bắt nguồn từ những trang khác trong cùng 1 website, hoặc từ những domain hoàn toàn khác cũng nhận được thứ hạng tương tự với giá trị PR của các trang đó.
  • Outbound link không phải làm mất giá trị PR của webpage. Mà thực tế, như đã đề cập ở một số bài viết trước, Google cũng khuyến khích  bằng việc tăng thêm thứ hạng khi có nhiều link tới những trang có nội dung phù hợp, tin cậy.
  • Để hiểu được đầy đủ về phương pháp PR, bạn cần nắm được khi nào thì một PR – ấn định cho một webpage khác – được phân chia bởi tổng số link trên trang chủ.
  • Cuối cùng, nhờ có nhân tố triệt tiêu mà một link đến chỉ xác định 85% giá trị của nó mà thôi.

Dịch vụ seo | Cách tăng Google Pagerank cho trang web

Thẻ

Googe Pagerank tuy không phải là yếu tố duy nhất và quyết định đối với kết quả tìm kiếm, nhưng vẫn được rất nhiều webmaster ưu ái.

Google PageRank: Thước đo tầm quan trọng tương đối của trang web

Google Pagerank, những điều chưa biết

Mình cũng hay gặp những câu hỏi đại loại “Làm thể nào để tăng Pagerank?”. Và mình cũng từng trả lời nhanh ở blog Thế giới SEO. Nay xin đăng lại ý kiến (nhanh) của mình (có thể sau này mình sẽ cập nhật bài viết đầy đủ hơn).

Thông thường Google cập nhật chỉ số Pagerank (toolbar) 3 tháng 1 lần.

Những yếu tố tính Pagerank chủ yếu dựa vào backlinks (liên kết từ site khác trỏ về trang của bạn), lượt truy cập (traffic), tính cập nhật của website (refresh)…

Như vậy, để tăng Google Pagerank của trang chủ, bạn cần thường xuyên cập nhật nội dung và mỗi lần như thế phải có sự khác biệt ở trang chủ, ví như sẽ có 1 bài mới ở sidebar hay ở phần tiêu điểm. Dĩ nhiên nội dung của bạn phải không nên loãng và quá xa với chủ đề (niche) của website, trừ phi site bạn là site tin tức tổng hợp.

Nội dung là tự thân vận động, tự viết càng tốt. Nhưng như thế là chưa đủ để tăng Pagerank. Bạn cần tìm thêm nhiều backlinks chất lượng.

Thế nào là backlinks chất lượng? Đó là những liên kết phải liên quan, cùng chủ đề với website bạn. Dĩ nhiên nếu page đặt link có Pagerank cao càng tốt, nhưng đó không phải là ưu tiên duy nhất. (Xem bài viết về cách xây dựng liên kết chất lượng)

Ngoài ra bạn cũng nên tối ưu các liên kết nội bộ (internal links), xử lý các dấu slash (/) cho thống nhất, hay như bỏ bớt index.php hoặc file extension khác nếu có, hoặc chỉ chọn 1 phiên bản có hoặc không có www.

Dịch vụ seo | SEO 2012 và nhận định của 18 chuyên gia SEO hàng đầu thế giới

Thẻ

Google đang chuyển biến rất nhanh và các thuật toán cũng ngày càng hoàn thiện nhanh chóng. Rất khó để bắt kịp với những thay đổi mới nhất trong SEO, vì vậy tôi đã hỏi ý kiến chuyên gia đầu ngành trong giới SEO, và họ đã cho biết trong năm 2012, chúng ta có thể tăng cường làm gì, và ngừng làm những việc gì. Hy vọng bạn sẽ thích các tip SEO 2012 dưới đây!

lam seo Danny Dover SEOmoz QA SEO 2012 và nhận định của 18 chuyên gia SEO hàng đầu thế giới

Danny Dover SEOmoz QA

Bí quyết SEO hay nhất của bạn trong năm 2012 sắp tới là gì?

01. Rand Fishkin (CEO, SEOmoz)

Thoát ra khỏi cách làm SEO cổ điển, truyền thống. Nếu cứ mãi chỉ trung thành với việc phân tích từ khóa, hướng đến site accessibility và xây dựng liên kết thì bạn sẽ bị tụt hậu so với những người biết mở rộng thêm các yếu tố như marketing nội dung, khuyến khích làm viral sản phẩmemail marketingsocial media, tối ưu hóa tỉ lệ conversion rate và chú trọng đến thương hiệu như một phần tất yếu trong online marketing. Sức mạnh của việc liên kết các kinh nghiệm nhỏ và gặt hái lợi ích của việc đan xen các thủ thuật marketing thực sự rất đáng ngạc nhiên.

02. Dr. Peter J. Meyers (President of User Effect)

Củng cố, củng cố và củng cố. Tôi nghĩ rằng Panda đã dạy cho chúng ta một bài học lớn, đó là cứ nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Việc index nhiều page hơn chỉ tổ tốn dữ liệu của Google và làm loãng đi những nội dung quan trọng nhất. Xóa tất cả các lỗi trùng lặp chỉ chừa lại một nội dung, tổng hợp các bài có nội dung gần giống nhau thành một bài, và xóa các bài có nội dung nghèo ý nghĩa. Nếu bạn làm việc trong một nhóm thì hãy đảm bảo mình mang đến bài viết có nội dung độc đáo nhất, nhưng nếu bạn làm việc cá nhân đơn lẻ, hãy tự mình làm cho nội dung bài viết đa dạng và phong phú.

03. Will Critchlow (Founder, distilled)

Hơn bao giờ hết, tôi tin rằng cái quan trọng nhất trong SEO là nội dung mới. Tôi nghĩ rằng  chúng ta rồi sẽ nhận thấy các bài viết hay, trực quan nhận được rất nhiều link và sự chia sẻ của cộng đồng.

04. Danny Dover (SEO Consultant and Author, DannyDover.com)

SEO đã phát triển vượt xa hơn việc chỉ xây dựng liên kết, viết bình luận và tối ưu hóa các thẻ trong giao diện. Giờ đây SEO liên quan đến toàn bộ trải nghiệm website. Đừng chỉ tập trung hoàn toàn vào việc làm SEO theo cách truyền thống, thay vào đó hãy đa dạng hóa SEO bằng các kênh marketing khác (email, CRO, social, PPC). Tôi nghĩ rằng người thắng cuộc là người có khả năng học online tốt. Tôi dự đoán rằng công nghiệp SEO sẽ phát triển vượt bậc trong năm 2012.

05. Bas van den Beld (Speaker, blogger and owner State of Search)

– Hãy cẩn thận với việc riêng tư hóa nội dung, hãy làm cho nội dung của bạn có thể để mọi người chia sẻ được. Mọi thứ đang dần trở nên riêng tư hơn. Google+ sản phẩm của Google đang khiến cho mọi thứ trở nên riêng tư nhất có thể. Điều này có nghĩa rằng chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều yếu tố riêng tư, trên SERP (search engine result pages – các trang kết quả tìm kiếm) chẳng hạn. Điều này có nghĩa rằng bạn phải làm cho nội dung càng dễ chia sẻ càng tốt. Hãy để mọi người chia sẻ và họ sẽ lan truyền nội dung đó đến mạng lưới của họ. Nội dung đó sẽ xuất hiện trên SERP riêng của họ.

– Google rất chú ý đến các đoạn trích. Tối ưu hóa tất cả các trích đoạn,  không chỉ riêng phần mô tả meta mà còn phần rel=author, các nhận xét, trích dẫn…

06. Ann Smarty (Owner at MyBlogGuest)

Nếu lúc nào bạn cũng chỉ tập trung vào nội dung và chất lượng thì e rằng năm tới sẽ chẳng có gì chuyển biến đáng kể. Có lẽ bạn nên thử thêm nội dung mới lạ, từ đó điều chỉnh các xu hướng hot cho phù hợp với nội dung đó. Ngoài điều đó ra, hãy tiếp tục duy trì giữ vững nó!

07. Jeremy Schoemaker (Shoemoney)

Đối với năm 2012, tôi đề nghị rằng ta nên xây dựng những website mọi người đều muốn truy cập.

08. Aaron Wall (Founder, SEObook)

Google vẫn tiếp tục thiên về các thuật toán của các nhãn hàng. Vì Google xúc tiến các thương hiệu nên trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng một trong những biện pháp đó sẽ mang lại ROI (return on investment – khoản lợi nhuận từ đầu tư) cao hơn việc xây dựng các site từ đống hỗn độn. Nếu gõ vào công cụ tìm kiếm các từ khóa khác nhau, sau đó quan sát trên SERPs, bạn sẽ nhận thấy rằng có rất nhiều người đang xây dựng các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng eHow của Facebook hoặc eHow của youtube. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể bán sản phẩm trên các site như eBayAmazon hay Etsy.

09. Neil Patel (Co-founder Crazy Egg and blogging at Quick Sprout)

Hãy ngừng việc xây dựng liên kết quá nhanh lại. Nếu tăng trưởng quá nhanh thì sẽ rất khó để đạt đến thứ hạng cao. Vào năm 2012, người có tốc độ chậm rãi nhưng đều đặn sẽ thắng cuộc. Đừng theo đuổi số lượng liên kết mà hãy theo đuối chất lượng của  liên kết.

10. Justin Briggs (SEO Manager at Big Fish Games and blogger)

Tôi sẽ chú ý đến sự phát triển của các thuật toán tìm kiếm cụ thể, tập trung vào việc xây dựng nhãn hiệu, xây dựng AgentRank/AuthorRank và các nhận xét của khách hàng về những mục gần gũi đời thường như những sản phẩm cụ thể, vị trí, phim, bài hát,… Tôi nghĩ rằng, tăng cường khám phá về nhãn hiệu, rel author, biểu đồ xã hội và giản đồ là những bước đầu tiên của dạng thuật toán xếp hạng này. Các công cụ tìm kiếm đang chuyến biến vượt xa hơn giới hạn page và các thuật toán cấp độ tên miền, và ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn để có thể hiểu được mọi vấn đề.

11. Tom Critchlow (VP of Operations NYC, distilled)

Nên tập trung vào sự cam kết của người dùng. Tôi nghĩ các nhân viên marketing không những sẽ nhận thức được rất nhiều điều về việc sử dụng sản phẩm và lòng trung thành của người dùng, mà còn nhận thức được rằng Google sẽ thảo luận công khai làm thế nào họ đáp lại phương pháp đó bằng cách xác định lòng trung thành với nhãn hiệu và lịch sử tìm kiếm của người dùng. Dù đó kết quả đo được đó có chính xác hay không thì, tôi nghĩ, cuối cùng người ta sẽ bớt tập trung vào  các link-based metric và chú trọng hơn vào social hay user metric.

12. Gianluca Fiorelli (SEO Consultant, ItaliaSEO and blogger)

Tôi cực kỳ ủng hộ việc thực hiện thẻ rel=author và rel=publisher, đặc biệt kể từ khi Google+ ra đời.
Thực ra, “author rank” sẽ trở thành một trong những nhân tố của để Google phân biệt những site chính thức trong năm tới, vì nó có thể “nhận dạng” các site với những tác giả nào và những nhà xuất bản của nào thực sự phổ biến trên cả biểu đồ xã hội và biểu đồ link.
Tôi tin chắc rằng SEO và Social Media sẽ hợp nhất trên nhiều khía cạnh, Và Google sẽ sử dụng các thẻ rel như là công cụ (kết hợp với các dấu hiệu khác) để thực hiện sự hợp nhất đó.
Hậu quả là, điều đó có nghĩa rằng các website cần phải thắt chặt cái mà chúng ta gọi là “Inbound Marketing”, bớt thời gian dành cho các mưu mẹo cổ điển lại (mặc dù những mưu mẹo đó vẫn quan trọng ngay cả khi chúng làm giảm IMO) và lên kế hoạch chiến lược một kế hoạch marketing nội dung thực sự. Muốn vậy thì cần phải tập trung vào nhu cầu của người dùng, và không được bỏ qua những nơi người dùng  thường ghé: trên các công cụ tìm kiếm (SEO) và các mạng xã hội (SMO).

Tóm lại, bí quyết hay nhất của tôi là: SEOs, nếu muốn có thứ hạng cao trong những năm tới, bạn phải trở thành những Inbounder: sử dụng dữ liệu và code tối ưu nhất, trao đổi giống như những  chuyên gia Social Media và lên kế hoạch nội dung như những nhà chiến lược nội dung.

13. Stephan Spencer (Author, SEO and Internet marketer, Stephan Spencer)

Một yếu tố mới cần được tập trung đó là làm hiển thị những rich snippet của website bạn trên kết quả trả về ở Google. Tập trung đặc biệt vào việc hiển thị của website khi share link trên các mạng xã hội. Tôi mong rằng theo thời gian, Google sẽ giới thiệu thêm các dạng rich snippet, cụ thể là một dạng có thể giúp xúc tiến từ Google+. Các rich snippet trên các kết quả tìm kiếm có thể là Google Hangout hay public Circle

14. Marcus Tandler (Partner at Tandler.Doerje.Partner and blogger)

Hãy làm website của bạn trở thành thương hiệu. Hãy làm cho mọi thứ trở nên xã hội hơn (đừng spam và làm người khác bực mình). Đối với bất cứ thuật ngữ nào được đề cập đến, Google không muốn xếp hạng các site có nội dung kém chất lượng ở vị trí cao mà lại dùng thủ thuật.
– Google muốn những kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng – Nếu bạn muốn là một trong những site được xếp hạng cao, bạn hãy làm cho website của bạn phục vụ tốt nhất mà người dùng mong đợi.

15. Dennis Goedegebuure (VP Internet Marketing at Geeknet and blogger)

Mọi backlink profile trên site bạn đều cần phải tự nhiên và đa dạng. Trong năm 2011 vừa qua, điều này có tầm quan trọng rất lớn, và nay lại càng quan trọng hơn nữa vì những thuật toán ngày càng trở nên tinh vi hơn. Điều này bao gồm cả việc có tỉ lệ theo dõi – không theo dõi trong các backlink trên một website.

16. Scott Polk (VP of Internet Marketing, ObsidianEdge Marketing)

Tập trung vào các mạng xã hội hay ở các nguồn đáng tin cậy mà các công cụ tìm kiếm hướng đến. NSTIC sẽ thay đổi mọi thứ – Google và Bing sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn cho các dấu hiệu từ những nguồn đáng tin cậy đó.

17. Trond Lyngbø (SEO Strategist, Metronet and writer at Search Engine Land)

Mọi nguồn traffic đều không công bằng. Các doanh nghiệp nhỏ đã nhận ra điều này. Thay vì nhắm đến số lượng lớn từ khóa, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các chiến lược SEO dài hạn – những chiến lược này không những thu hút khách hàng đến các cửa hàng mà còn đảm bảo rằng họ sẽ bỏ tiền ra mua sản phẩm. Không chỉ có traffic mà còn các yếu tố khác sẽ là vô địch trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia SEO sẽ giúp các doanh nghiệp khám phá “ý định của khách hàng” khi họ tìm kiếm web, nhằm hướng đến những từ khóa biểu thị nhu cầu của khách hàng, và thực hiện việc đó trong khi trao đổi các giá trị và USP của họ. Họ sẽ dự liệu ROI và lợi nhuận lâu dài qua số lượt khách viếng thăm hoặc xếp hạng tìm kiếm.

Ngược đời thay, điều này lại giúp giảm hao tổn, vì traffic có chất lượng cao hơn cũng dẫn đến việc chuyển đổi sang bán hàng nhanh hơn, ít cạnh tranh hơn và giảm chi phí quảng cáo.

“Social optimization” là một bước ngoặt làm tăng vọt tính hiệu quả của SEO cục bộ. Location-based targeting tập trung vào những khách hàng triển vọng tại nơi họ tham gia, trao đổi với họ theo cách tiếp cận và giọng điệu phù hợp, điều đó sẽ còn nhân lên gấp bội nếu kết hợp với social marketing. Ngoài ra còn tập trung vào việc người dùng vote cho một sản phẩm qua Facebook like, hoặc một nhận xét sản phẩm của khách hàng xuất hiện trên SERPs hoặc các quan điểm về social media.

Tôi nghĩ rằng, sẽ là một thắng lợi lớn và có thể còn vượt xa hơn mong đợi trong năm 2012. chúng ta sẽ nhận thấy điều này trong năm nay khi “search” “social” pha trộn với nhau tạo thành tương lai của Social Search.

18. Russ Jones (CTO, Virante)

Hãy bắt đầu sử dụng phương pháp đo lường để ra quyết định một cách thận trọng. Bạn coi như đã cầm chắc một nửa thắng lợi trong tay nếu đầu tư tiền vào marketing. Bạn phải biết rõ mỗi link bạn nỗ lực để có được có giá trị như thế nào, link đó giúp bạn rút ngắn bao nhiêu khoảng cách với đối thủ cạnh tranh, và giá cả của link đó liên quan như thế nào đến tiềm năng traffic mà nó mang lại.
Chiến lược Multi-site. Chẳng có lí do gì để bạn bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một giỏ. Chiến lược SEO mới nhất đã được chứng minh cho site của bạn là hãy có thêm nhiều site nữa.

Dịch vụ seo | Link building – Những yếu tố xây dựng liên kết có giá trị cao

Thẻ

“Link building – xây dựng liên kết“ có lẽ là một trong những cách nhanh nhất để “lên đỉnh”… Nhưng việc xây dựng liên kết làm sao để có một backlink mà google đánh giá tốt nhất cho website của bạn vẫn còn là ẩn số và chưa có ai có thể giải mã hết…

Ở bài viết này mình sẽ cố gắng truyền đạt hết cho mọi người về cách nhìn việc xây dựng liên kết từ kinh nghiệm làm SEO non trẻ của mình trong vài tháng qua… Tất nhiên bài viết này dành tặng cho những người mới bắt đầu tìm hiểu và muốn hiểu sâu hơn về Link Building trong SEO.

Câu hỏi 01: Muốn xây dựng liên kết thì xây dựng ở đâu ???

Cái ngày chập chững vào nghề này thì mình có một đàn anh chỉ cho cách: “Mày cứ vào các forum tạo nick rồi đặt link ở chữ ký, đảm bảo sau một thời gian thì từ khoá của mày cũng sẽ lên top.” (Chỉ vì cái câu nói này mà mình mất 1 chầu cafe ở Điểm Hẹn Sài Gòn…huhu)

Rồi cũng về “xây dựng” từ các chữ ký forum một cách thật siêng năng cần cù như một con kiến mấy tháng trời… May mắn là hồi đó Google nó chưa khó như giờ cho nên từ khoá vẫn lên đỉnh – Chứ bây giờ mà làm vậy thì chắc… bụt sẽ hiện lên hỏi “Tại sao con khóc???” lam seo icon biggrin Link building   Những yếu tố xây dựng liên kết có giá trị cao

Nhưng! Đâu phải chỉ có chừng đó đâu, liên kết có rất nhiều trên internet, sau này tìm hiểu mới biết thì các liên kết cơ bản được xây dựng qua rất nhiều hệ thống website trên thế giới.

Câu hỏi 02: Có bao nhiêu hệ thống cơ bản của việc xây dựng liên kết ???

Hệ thống các website để xây dựng và phổ biến liên kết thì có rất nhiều trên internet… nhưng trong số đó nổi bật vẫn là những website dạng như sau:

lam seo seo services link building boston webdesign llc Link building   Những yếu tố xây dựng liên kết có giá trị cao

Sơ đồ cơ bản việc xây dựng liên kết cho website

01. Directories: Danh bạ website cho phép bạn hiển thị website của bạn lên danh mục của họ miễn phí hoặc trả phí.

02. Related sites: Liên kết với những site cùng nội dung hoặc có thể liên kết từ những diễn đàn có cùng nội dung với website của bạn thì giá trị liên kết đó sẽ rất tốt.

03. Social Network Profiles: Liên kết từ các mạng xã hội như Facebook, google plus, twitter…ở VN có zing me, banbe…

04. Social Bookmarking links: Liên kết từ công cụ Bookmarking trực tuyến (Kiểu như Linkhay của Việt Nam)

05. Blog posts: Liên kết từ các bài trả lời của các blog khác, hoặc bạn liên kết từ blog cá nhân của bạn tới website mà bạn làm SEO – tất nhiên trong trường hợp bạn có blog cá nhân.

06. Press releases: Liên kết từ thông cáo báo chí (Điển hình: Bạn có thể tới toà soạn VNexpress làm hợp đồng đăng thông tin của công ty bạn và “Hợp đồng” thêm phần liên kết tới website của bạn.)

07. Online Article: Một kiểu bạn viết bài gửi cho trang chỉ chuyên đăng các bài viết do thành viên xây dựng (Có thể có trả phí hoặc miễn phí, ở thế giới có website nổi tiếng nhất ở dạng này là http://ezinearticles.com/ một bài đăng được xét duyệt có backlink từ đây thì backlink của bạn có giá trị lớn lắm đó nhé, tất nhiên rất khó để bạn được họ chấp nhận bài viết của bạn)

Trên đây là một số cổng chính để mình xây dựng liên kết cho trang muốn làm SEO. Google họ cố gắng có những thuật toán để nhận biết được, đâu là liên kết tốt, đâu là liên kết không tốt với website của các bạn.

Trước hết thì nếu bạn lạm dụng (Suốt ngày ném liên kết về website của các bạn một cách “Nhiệt tình”) việc xây dựng liên kết, google có thể nhận biết được việc làm đó của bạn và có những hình thức trừng phạt lên website của bạn… nhẹ thì website của bạn không có cơ hội ngoi lên vị trí cao, nặng thì website của bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được ở Google)

* Mình khuyên: Bạn hãy cố gắng làm tốt nhất có thể để có một backlink được đánh giá cao còn hơn là làm nhiều backlink nhưng những backlink đó không được đánh giá cao…trong việc xây dựng liên kết.

Câu hỏi 03: Làm thế nào để có một backlink tốt???

Một thời gian đầu thì câu hỏi này cũng làm mình trăn trở trong lúc ngủ say… Nhưng sau một thời gian làm việc về SEO thì mình có đúc rút ra một số kinh nghiệm mà bản thân có gồm các yếu tố sau:

  • Liên kết đó có cùng nội dung website của bạn, VD website của bạn đang nói đến việc “Xây dựng liên kết trong SEO” thì liên kết tới website của bạn từ một chủ đề ở website khác đang nói về Làm SEO hoặc các thông tin về SEO sẽ được Google coi trọng giá trị. (Tham khảo thêm: http://www.lamseo.com/lien-ket-website-trong-seo-2 )
  • Liên kết của bạn từ các website có độ uy tín cao, VD như giả sử bạn được tổng bí thư nước Việt Nam khen, thì bạn sẽ được mọi người tin tưởng. (Mặt khác thì website uy tín thường có nhiều người biết, và họ đăng liên kết tới website của bạn thì bạn cũng có nhiều người biết.)
  • Liên kết của bạn được mọi người tham gia bình luận. Hoặc đơn giản hơn có thể hiểu: Bạn khoe website của bạn lên Facebook, hay một số Forum và có hàng nghìn người vào nhận xét thường xuyên thì Google coi liên kết mà bạn chia sẽ đó rất tốt.
  • Website của bạn có nhiều website khác tự nguyện liên kết đến: Đơn giản có thể hiểu VD như vụ website http://www.dienmay.com có hàng trăm website tự nguyện đề cập đến cái giá “10 tỷ cho tên miền” thì Google coi Điện máy là một website “nổi tiếng” và được đánh giá cao. (Cũng nên chú ý, nếu quá nhiều sự tự nguyện trong thời gian ngắn có thể website của bạn bị google coi là mua liên kết và sẽ trừng phạt…)
  • Backlink của bạn tốt nhất khi backlink đó có giá trị cho người sử dụng. Không chỉ tối ưu cho công cụ tìm kiếm mà hãy tối ưu hơn cho người dùng, mỗi bài viết phổ biến liên kết của bạn thật sự mà nói, tỉ lệ người dùng click vào link bạn càng nhiều thì giá trị link của bạn càng lớn.
  • Nội dung các bài bạn đang phổ biến liên kết nên mang giá trị riêng biệt. Có thể nói ở đây chính là giá trị nội dung của bài PR liên kết đó. Nếu có quá nhiều bài cùng một nội dung mà phổ biến quá, Google cũng coi như liên kết đó là một liên kết spam và “bỏ tù” website của bạn.
  • Bạn hãy xây dựng liên kết từ chính website của bạn. Bạn để ý thấy trong bài viết này có 2 sự liên kết tới các bài viết liên quan về việc xây dựng liên kết không??? Một kiểu như vậy, google sẽ đánh giá cao các liên kết đó. Bởi vì thực sự thì chắc chắn bạn đang cần những liên kết đó để tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Câu hỏi 04: Làm gì để xây dựng liên kết mà Bụt không hiện lên ???

– Việc phổ biến liên kết của bạn rất quan trọng và phải làm trong khoảng thời gian dài…

– Số lượng link tăng theo thời gian và không giảm đột ngột (Có những website backlink từ footer và bị gỡ ra)

– Nên chọn lọc các website tin cậy, có tuổi đời cao, chỉ số Pagerank cao để gieo trồng backlink.

– Nên tìm ra những website có cùng chủ đề hoặc chí ích cũng có một số phần liên quan đến nội dung của website bạn.

– Tránh tìm liên kết với những website hoàn toàn không liên quan tẹo nào với nội dung website bạn.

– Tránh việc lạm dụng các phần mềm để xây dựng liên kết. (Kiểu như 1 bức tranh thêu tay sẽ bán đắt hơn 1 bức tranh được thêu bằng máy – hehe làm tay giá trị nó cao hơn nhiều)

– Không nên chú trọng quá đến việc xây dựng liên kết bởi vì nếu bạn làm ồ ạt thì bụt sẽ hiện lên và hỏi :”Tại sao con khóc?” – Dạ vì website của con bị Google xử trảm rồi… ^^

Câu hỏi 05: Ngoài ra còn bao nhiêu hệ thống khác để xây dựng liên kết ???

Tất nhiên đòi hỏi thời gian nhất định nhưng ngoài các kênh mình đề cập ở trên thì còn có một số loại website khác có thể giúp bạn phổ biến được các liên kết tới website của bạn như một số website nổi tiếng trong hình:

lam seo SocialMediaMarketingCampaignChart Link building   Những yếu tố xây dựng liên kết có giá trị cao

Một số website có thể xây dựng liên kết khác (Hình ảnh trên internet.)

(Bài viết này chưa hoàn thành và mình sẽ cập nhật các phần ở bài đăng này. Các bạn vào lại thường xuyên để có thể tìm thấy các thông tin mà bạn còn vướng mắc nhé.)

Dịch vụ seo | Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

Thẻ

Để làm SEO hiệu quả, thì ít nhất, bạn phải tỏ ra là một nhà chiến lược số hóa, một chuyên gia tiếp thị trên các mạng xã hội, một tay chuyên viết lách nội dung, một người chuyên tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi cho website, và một chuyên gia về PR. Tôi bỏ qua những phần liên quan đến việc thiết kế web, mặc dù tôi tin rằng bạn cũng nên biết cách tạo ra một website, nhưng bạn không nhất thiết phải như thế. Các SEOer vốn đã có thể làm những việc này, tuy nhiên, trong hầu hết các công ty, vẫn còn có các tài năng khác đang ngồi trong những nhóm khác nhau, hay thuộc những công ty khác nhau. Chúng ta là ai mà dám gây rối toàn bộ hệ thống và xem nhẹ công việc của quá nhiều người như vậy?

Tôi đã có cơ hội được làm việc với các makerter có tư duy, lên kế hoạch và khả năng viết lách tuyệt vời. Họ rất nhạy bén trong việc nắm bắt chặt chẽ các xu hướng của website và khách hàng, họ có khả năng chuyên môn, nhưng họ lại không biết cách thúc đẩy những chiến dịch cross-channel (chéo kênh) hiệu quả như SEOer. Sau khi nhận xét về quy trình SEO cũ mà tôi đã viết ở bài Quy trình SEO – Những vấn đề bạn đang mắc phải, tôi tổng hợp và đưa ra mô hình trong quy trình SEO mới như sau:

lam seo quy trinh seo moi Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng
Quy trình SEO hiệu quả

 

QUI TRÌNH LÀM SEO MỚI – Hiệu quả hơn

 

Khám Phá Cơ Hội

Khám Phá Cơ Hội là qui trình tìm hiểu kỹ càng về các cơ hội phát triển của doanh nghiệp căn cứ vào mục đích kinh doanh, khách hàng mục tiêu của họ, các yếu tố kỹ thuật của ngành và các hoạt động trước đó của doanh nghiệp. Đó là một qui trình trong đó kiến thức lĩnh hội của bạn ở bước này sẽ tiếp tục được cải thiện ở những bước khác cũng trong qui trình đó.

lam seo kham pha co hoi Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng + Mục Tiêu Kinh Doanh – Mọi nỗ lực làm việc phải hướng đến mục tiêu của thương hiệu. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu biết tường tận vị trí của thương hiệu hiện nay cũng như trong tương lai nó sẽ đi đến đâu. Hãy yêu cầu các thương hiệu nói rõ cho bạn biết.

+ Nghiên Cứu Thị Trường – Tại sao SEO luôn bị đổ lỗi cho việc đã làm xáo trộn hệ thống web? Đơn giản vì có quá nhiều người đã không xây dựng những nội dung có giá trị hay mang tính thiết thực cho thị trường và người dùng. Về điểm này, đội ngũ SEO chúng ta nên tiến hành nghiên cứu thị trường một cách sâu sát hơn, chứ không phải chỉ vài cuộc thảo luận chóng vánh về các vấn đề có liên quan đến thị trường đó. Với những cá nhân cho rằng đây sẽ là một việc hết sức khó khăn, tôi đề nghị các bạn nên tập trung nghiên cứu vào những vấn đề cụ thể và tách biệt mà thôi.

+ Tìm Hiểu Khách Hàng – Facebook Ads là công cụ giúp tạo ra những mẫu quảng cá nhân hóa theo người dùng. Công cụ Doubleclick Ad Planner cũng rất có ích trong việc thu thập demographics của các website hiện hữu. Hiện nay, Facebook Insights cũng cung cấp cho bạn thông tin demographics của người dùng đã truy cập vào trang web hoặc Fanpages. Sản phẩm của qui trình này chính là: bạn sẽ có trong tay thông tin của một nhóm người dùng – hay còn gọi là Personas.

lam seo facebook insight Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

+ Phân Tích Dữ Liệu – Như thường lệ, bạn nên phân tích dữ liệu có sẵn trên Analytics để tìm hiểu về những khách hàng truy cập vào website. Hãy nghiên cứu kĩ hơn về khả năng, hiệu suất của từ khóa, đặc biệt nên phối hợp với những dữ liệu được tìm kiếm trên trang web của bạn (internal Search), để xác định cơ hội phát triển của từ khóa. Tóm lại, phương cách này cũng không khác biệt là mấy so với cách thông thường nếu khách hàng của chúng ta không tiến hành tìm hiểu khách hàng của họ, để qua đó giúp ta nhận biết được đối tượng họ muốn thu hút có thật sự hướng đến họ hay không.

+ Lắng Nghe Cộng Đồng – Dùng cụm từ khóa chính, theo dõi và thu thập dữ liệu của người dùng đã tiếp cận website của mình thông qua từ khóa đó. Tiến hành theo dõi và xác nhận thông tin người dùng, demographics cũng như nhu cầu thực sự của họ trong các cuộc trò chuyện trên mạng như diễn đàn, Facebook, Google+,… Tất nhiên bạn cũng nên theo dõi xem những người dùng này đã sử dụng từ khóa như thế nào, vì điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những từ không cần thiết trong cụm từ khóa của bạn, giúp tạo ra cụm từ hiệu quả mà người dùng thường dùng khi tiến hành tìm kiếm trên mạng.

+ Phân Tích Định Lượng – Các dịch vụ lớn như ComSore, Quantcast, Forrester Research, v.v…, luôn theo dõi thông tin người dùng đã để lại qua demographics khi họ tiến hành tìm hiểu những vấn đề cụ thể nào đó. Tăng cường việc theo dõi, đọc những bản báo cáo như thế này giúp bạn có được kiến thức uyên sâu hơn về các loại khách hàng thường truy cập trang đối thủ của bạn, cũng như đang hiện hữu trong thị trường.

+ Phân Tích Từ Khóa – Phân Tích Từ Khóa nhưng phải hướng đến nhu cầu của khách hàng, vì điều này không chỉ quyết định liệu từ khóa của bạn có khả thi và ăn khớp với quan điểm của những người tìm kiếm hay không, mà còn xác định liệu ý nghĩa từ khóa bạn dùng có phù hợp với mục đích kinh doanh của thương hiệu hay không. Từ khóa phải tương quan với các mẫu personas mục tiêu cũng như nhu cầu thiết thực của khách hàng, buộc chúng ta phải xây dựng những nội dung tối ưu trước hết nhắm đến khách hàng, sau đó mới nhắm đến bộ máy tìm kiếm.

+ Site Audit (Phân Tích SEO) – Dưới cái nhìn của Qui Trình Làm SEO Mới, Site Audit trở nên hoàn toàn dễ hiểu, vì nó đã giải quyết được những vấn đề liên quan đến UX (User Experience – kinh nghiệm người dùng) mà lẽ ra thường là CRO Audit (phân tích tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi). Nói rõ ràng hơn, bảng phân tích SEO sẽ chạm đến những thứ đã gây cản trở sự chuyển đổi vì không phù hợp với khách hàng mục tiêu căn cứ trên những kĩ thuật SEO chuẩn mực lâu nay.

+ Tài sản – Một chuyên gia SEO sẽ nghiên cứu được thương hiệu đó đang nắm giữ cái gì và có sẵn lòng dùng nó để thúc đẩy lợi ích của chiến dịch hay không.

+ Phân Tích Nội – Nội dung nào trên các trang của chúng ta nên được viết lại, cải thiện và nâng cấp?

+ Mối Quan Hệ Của Thương Hiệu – Thương hiệu này có quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, sự kiện nào?

+ Tài nguyên – Giải thưởng, sản phẩm độc quyền, nguồn tài nguyên nào mà thương hiệu đang nắm giữ?

+ Phân tích đối thủ – Thông thường, kết quả của việc phân tích đối thủ là một tài liệu rất có giá trị trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Sự khác biệt ở đây đó là, trong khi Site Audit hướng đến khách hàng, bước phân tích đối thủ lại tập trung tìm hiểu làm thế nào những thương hiệu khác có thể nắm bắt được khách hàng của họ.

+ Kế hoạch đo lường đánh giá – Công việc này cần phải có sự kết hợp giữa người phân tích và viết các kế hoạch đo lường đánh giá dựa trên bảng Mục Tiêu Đề Ra và KPI liên quan đến mục tiêu kinh doanh và khách hàng của họ.

lam seo phat trien noi dung Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

Chiến Lược Phát Triển Nội Dung

Là nơi các tài năng viết lách, sáng tạo cùng tập trung làm việc, nên tình trạng bất đồng giữa họ luôn xảy ra. Những người sáng tạo luôn muốn mạo hiểm với những ý tưởng lớn lao của họ trong khi nhà quản lí thương hiệu chỉ muốn quảng cáo. Để có thể hợp tác, chúng ta nên chứng minh cho họ thấy các ý tưởng về nội dung của mình rất phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu và đảm bảo nội dung sẽ được thiết kế theo phần trình bày rõ ràng của chúng ta trước đó.

+ Ý Tưởng Về Nội Dung – Với những dữ liệu ta thu thập được từ việc lắng nghe cộng đồng ở trên để tìm nội dung phù hợp với từ khóa, bây giờ chúng ta có thể đưa ra các ý tưởng để viết nội dung hướng đến khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

+ Thiết Kế Wireframes – là một mẫu thiết kế cơ bản trong tiến trình thiết kế website nơi chúng ta cùng đưa ra những quan điểm về SEO lẫn CRO để đội ngũ design thiết kế thành một website hoàn chỉnh. Nên theo dõi sát sao giai đoạn này.

+ Thiết kế web – Sau khi đã đưa ra các quan điểm của mình, đây là lúc để những người design được tự do với những ý tưởng sáng tạo của riêng họ. Nếu họ đưa ra một thiết kế không giống như thỏa thuận so với lúc ban đầu, đừng lo, bạn vẫn có trong tay dữ liệu ở các bước trên để đối chiếu và yêu cầu họ thực hiện cho đúng.

 

Phát Triển Kỹ Thuật

Kỹ thuật làm SEO là vấn đề lớn đã được công nhận nên bạn không thể không chú tâm đến nó, đây là giai đọan chúng ta đảm bảo “cấu trúc của một website” đã hợp lí hay chưa.

lam seo lap trinh vien Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng + Lập trình website – Về bước này, chúng ta đã nỗ lực làm những gì có thể ở các bước trên, giờ chỉ việc đợi xem những lập trình viên sẽ làm việc ra sao. Chúng ta đã nêu rõ quan điểm và những yếu tố cần thiết trong giai đoạn thiết kế wireframe và xây dựng CMS (hệ thống quản trị nội dung), nhưng thường thì đội kỹ thuật sẽ làm theo ý của họ. Chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi họ cho xem kết quả là một website sau khi được lập trình xong.

+ Đánh giá kết quả thiết kế – Chúng ta luôn phải kiểm tra đi kiểm tra lại sản phẩm của nhóm kỹ thuật. Bảng đánh giá kết quả thường liệt kê lại thật súc tích những vấn đề được phát họa trong site audit và wireframe để nhận định liệu chúng đã được làm đúng theo thỏa thuận ban đầu hay chưa. Đây là minh chứng rõ ràng nhất chỉ ra rằng, nguyên nhân gây đình trệ chẳng dính dáng gì đến những người làm SEO như chúng ta, mà thường là do nhóm lập trình – và họ vẫn luôn như vậy.

 

Chiến Lược Mạng Xã Hội

Trong quy trình SEO cũ, việc xây dựng liên kết rất đơn giản, nhưng trong quy trình SEO mới này, đòi hỏi việc xây dựng liên kết ở phạm vi rộng hơn. Trong khi những chiến dịch xây dựng liên kết có giá trị thấp như bình luận trên các blog vẫn đang được tiếp diễn, thì vẫn có những chiến lược khác hiệu quả hơn nếu biết tận dụng lực đẩy thông qua PR và mạng xã hội. Bằng cách tận dụng các lực đẩy một cách có chủ đích, bạn có thể đưa trang web của bạn lên các mạng xã hội khác nhau theo kiểu chéo kênh (cross-channel), như vậy, tốc độ xuất hiện link diễn ra tự nhiên hơn dưới con mắt của bộ máy tìm kiếm và kết quả đạt được sẽ rất cao. Trong khi việc xây dựng liên kết hướng đến các mạng lưới rộng lớn, thì chiến lược mạng xã hội lại tập trung đến các mạng lưới vừa rộng lớn nhất, vừa chất lượng nhất.

lam seo chien luoc mang xa hoi Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

+ Chiến Lược Tạo Link – Việc tạo liên kết đối với hầu hết các công ty, mà cụ thể là những công ty nhỏ, không đơn giản chỉ lànếu bạn xây dựng link, người ta sẽ truy cập, hoặc bộ máy tìm kiếm sẽ đánh giá cao nó”. Chính vì vậy, bạn không thể chỉ giới thiệu nội dung, rồi ngồi chờ đợi kết quả tốt nhất được, chúng ta nên tiếp tục bổ sung nội dung mới để bổ trợ cho nội dung chính, tỏ ra vượt trội và gửi link cho bộ máy tìm kiếm một cách thủ công (qua công cụ Crawl URL của Google cũng là một cách).

+ PR – Một mẩu tin tức luôn được đánh giá có chất lượng hơn một mẩu quảng cáo, thế nên, vấn đề trọng tâm của chiến lược cho mạng xã hội là phải tạo ra tin tức. Người dùng thường dành phần lớn thời gian trong ngày để đọc tin, chia sẻ và kết nối thông tin, thế nên chiến lược xã hội phải tập trung đảm bảo rằng, nội dung mình đăng tải phải có giá trị và tiến hành đăng chúng ở những nơi khách hàng hay đọc nhất.

+ Tổ Chức Thi – Tổ Chức Thi là cách tuyệt vời theo kiểu bạn thả con tép nhưng bắt được con tôm. Bạn có thể đưa ra các giải thưởng để thu hút người dùng như sử dụng sản phẩm miễn phí, hoặc thưởng tiền để khuyến khích khách hàng tham gia vào các cuộc thi như viết bài rồi đăng trên blog của họ về chủ đề thương hiệu đưa ra và có dẫn kèm đường link. Cũng nên thêm vào một vài điều kiện nho nhỏ như, người viết sẽ thắng cuộc nếu bài viết của họ được chia sẻ hoặc Like nhiều lần trên các mạng xã hội. Ngay tại thời điểm tôi viết nội dung này, thì cũng có nhiều đơn vị đang tổ chức các cuộc thi như thế, vd: Ngoisao.net (thi viết “Người Phụ Nữ Tôi Yêu”), Fblog (thi viết “Tôi Blog”)…

+ Tổ Chức Sự Kiện – Tổ chức một party, hội thảo cũng là cách thức bỏ 1 thu 10 trong chiến lược xây dựng liên kết. Chỉ cần đơn giản tổ chức một sự kiện và mời những nhân vật có tầm ảnh hưởng đến khách hàng của bạn tham gia với điều kiện họ phải viết blog về sự kiện này và gửi link về cho bạn.

+ Mạng Xã Hội – là một cách thức hai chiều. Đó không chỉ là nơi khám phá thông tin mà còn là nơi trao đổi thông tin. Hãy tận dụng thông tin trao đổi để tìm ra nhân vật có tầm ảnh hưởng trong phạm vi liên quan đến khách hàng mục tiêu cũng như mục đích kinh doanh. Hãy khéo léo tạo ra những profile đáng tin cậy nhưng cũng không kém phần lôi cuốn trên mạng xã hội, giúp bạn dễ dàng chia sẻ nội dung và biến đổi những “tay” hay chia sẻ thành những “tay” đi xây dựng link cho bạn. Từ đầu năm đến này, có rất nhiều thông tin nói rằng năm 2012 Google sẽ đánh giá cao các mạng xã hội, ý kiến của tôi là dù Google có đang nhắm đến mục tiêu nào đi chăng nữa, thì biểu đồ xã hội cũng không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn biểu đồ link.

+ Thực thi – là giai đoạn tổng hợp lại tất cả các giai đoạn trong chiến lược mạng xã hội trên để đạt được sức mạnh cao nhất.

 

Đo lường, đánh Giá

Không chỉ đơn giản để đánh giá xem chúng ta đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Vấn đề ở đây là, bạn phải hiểu lý do tại sao đánh giá lại là bước đi quan trọng nhất trong tiếp thị trực tuyến. Đánh giá trên cơ sở khách hàng sẽ giúp bạn hiểu thấu đáo lý do tại sao, thay vì chỉ nói đến những khái niệm trừu tượng như tỉ lệ bounce rate của từ khóa,v.v. Sau tất cả những khả năng đánh giá hữu hình này bạn sẽ nhận ra, tại sao tiếp thị số lại hiệu quả hơn so với cách truyền thống.

lam seo do luong danh gia Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng + Báo Cáo – phải luôn thay đổi thích ứng theo mục tiêu của thương hiệu. Chẳng có mẫu báo cáo nào có thể dùng đi dùng lại ngày này qua tháng nọ cả. Ví dụ như, mục đích của thương hiệu là muốn người dùng phân khúc A xem một đoạn video, vì vậy, số liệu thống kê ban đầu nên báo cáo về Time On Site và các loại persona so sánh với lưu lượng và từ khóa. Xếp hạng chỉ quan trọng khi chúng tác động đến lưu lượng mà thôi. Mọi hành động nên tập trung vào những những người dùng phân khúc A.

+ Báo Cáo Link – Bản báo cáo thứ hạng tổng thể nên được viết một cách rõ ràng, bao gồm cả những liên kết đã được xây dựng từ các kênh, qua đó cho thương hiệu thấy chúng ta đã thay họ làm được những việc gì. Việc công khai những liên kết đã xây dựng được với khách hàng là một vấn đề lớn đối với đa số các công ty làm SEO ở Việt Nam, vì họ xây dựng link theo nhiều các khác nhau: whitehat, blackhat, liên kết kém chất lượng, không liên quan đến nội dung, spam,… đó chính là những lý do tại sao các công ty này thường rất mập mờ khi được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết.

 

Tối Ưu Hóa

Tối ưu hóa là một công việc hầu như không có hồi kết, nó đòi hỏi tính liên tục và liên tục theo sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của nội dung, các dịch vụ trên website của bạn, theo chu kỳ thời gian,… đòi hỏi bạn phải cập nhật, tiếp thu kiến thức mới sau đó đem nó áp dụng lên website của mình.

+ Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO) – Tuy CRO đã được áp dụng trong chiến lược này ở các phần trên, bản thân nó chỉ chiếm một vị trí nhất định. Vì SEO cũng có thể là CRO, chúng tương đối giống nhau đến nỗi khó có thể được tối ưu hóa hợp lí. Về bước này, nhưng chuyên gia tối ưu hóa CRO nên tiến hành làm các bài kiểm tra như A/B Tests, Usability Tests,v.v… sau đó cập nhật vào các bạn báo cáo, đánh giá để cải thiện.

+ Tiếp Tục Làm SEOHãy tiếp tục quy trình và làm từ đầu!

ƯU ĐIỂM CỦA QUI TRÌNH SEO MỚI

Trang Web chất lượng hơn

Khi bạn có một website chất lượng, người dùng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đương nhiên, công ty của chúng ta cũng thu được lợi nhuận lớn, cho nên chúng ta phải ghi nhớ càng hướng đến khách hàng để tối ưu hóa, nhu cầu của khách hàng càng được thỏa mãn, thì khi đó chúng ta càng dễ dàng khiến họ chuyển đổi. Luôn hướng đến khách hàng trong suốt cả qui trình và vạch ra mục tiêu trọng tâm để khuyến khích họ tương tác để tạo ra một website ngày càng chất lượng hơn. Vì tất cả những gì chúng ta làm đều hướng đến người dùng và nỗ lực đó luôn được coi trọng đối với bộ máy tìm kiếm.

Uy tín thương hiệu

Hãy so sánh 2 câu ví dụ bên dưới, khi chúng tôi nói tư vấn cho Unilever về nhãn hàng kem đánh răng PS:

Sau khi nghiên cứu từ khóa và sàng lọc bằng các công cụ phân tích từ khóa, chúng tôi sẽ xây dựng nhiều liên kết cho các từ khóa đó để website quý khách có thể xếp hạng trong top 10, từ đó gặt hái được thứ hạng cao hơn cho nhãn hàng kem đánh răng PS trên Google khi người dùng search các từ khóa đó.”

với:

Chúng tôi muốn tổ chức một cuộc thi nhắm vào các bạn có hơn 3000 fans trên Facebook. Để tham gia, họ phải viết một bài và đăng trên wall của họ về việc bị ê buốt răng và có liên kết đến trang của chúng ta để thúc đẩy lượng truy cập của các đối tượng mục tiêu mà công ty quý khách muốn nhắm đến khi họ sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin về ê buốt răng.”

Cả hai cách nói trên, cuối cùng cũng đạt được mục đích như nhau, tuy nhiên, với cách nói đầu tiên, bạn phải tốn công giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu chi tiết các bước, bạn sẽ phải làm những gì và kết quả là bạn sẽ phải làm việc khá vất vả. Trong khi đó, cách nói thứ hai nói về chiến dịch xây dựng liên kết hướng đến khách hàng mục tiêu và mục tiêu kinh doanh của thương hiệu, sau đó phát họa một chiến dịch mà trong đó, thương hiệu sẽ để cho nhóm SEO của chúng ta tự do thực hiện. Thấu hiểu được mục tiêu kinh doanh và khách hàng của thương hiệu giúp chúng ta dễ dàng phát triển và đưa ra những chiến lược hợp lí.

SEO là một ngành công nghiệp chứng tỏ bản thân thông qua các kết quả dữ liệu thực tế. Với khách hàng, rất dễ để mang lại uy tín cho những người làm SEO chúng ta nói chung và thương hiệu của công ty chúng ta nói riêng. Vì thế cho nên, khi chúng ta đưa ra những khuyến nghị, tư vấn, diễn giải và chứng minh được việc áp dụng những tư vấn đó lên các người dùng mục tiêu của các khách hàng của chúng ta sẽ đạt được các kết quả tốt ra sao, họ sẽ tin tưởng vào chúng ta.

Tăng Tính Linh Hoạt

Quy trình này được sự kết hợp nhịp nhàng của các bộ phận khác nhau, cho nên sẽ nhận được nhiều ý kiến, nhận xét và điều chỉnh linh hoạt khi thực thi, kết quả của nó sẽ tạo được một tiếng vang đáng kể cho các thương hiệu với người dùng cho dù nó nhỏ hay lớn.

lam seo tiep thi cheo kenh Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

Tối Ưu Hóa Chéo Kênh

Kiến thức và những thành công trong quy trình SEO trên có thể gây ảnh hưởng đến các kênh khác. Hãy tưởng tượng nhé, nhờ lắng nghe cộng đồng, phân tích từ khóa và tiến hành đánh giá, chúng ta phát hiện rằng rất nhiều khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm “áo thun cặp”, nhưng ngặt ở chỗ, công ty đó chỉ bán áo cho nam hoặc nữ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó có cơ hội mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và tăng doanh thu bằng cách bán thêm cả áo cặp.

Hiệu quả

Đánh giá dựa trên các thông tin của người dùng và khách hàng, đã mang lại cho chúng ta một cách thức mới, giúp xác định hiệu suất của chiến dịch. Phương cách đánh giá thật sự dẫn đến thành công không phải vị trí xếp hạng hay lưu lượng truy cập, mà website tạo ra đã đáp ứng nhu cầu của khách truy cập như thế nào. Chúng ta theo dõi tỉ lệ chuyển đổi dựa trên những hành động khách hàng, đó là tiêu chuẩn đo lường duy nhất. Kết quả tổng thể của một chiến dịch là những gì thương hiệu quan tâm, chứ không phải một cụm từ khóa nào đó.

Content is King, Usability is Queen

lam seo content is king usability is queen Quy trình SEO hiệu quả – Khách Hàng hài lòng

Trước đây, trong SEO mọi người đã tuyên bố “Content is King, Link is Queen” trong nhiều buổi hội thảo, nhưng theo những phân tích trên của tôi, đặc biệt là thời điểm hiện tại và tương tai, tôi muốn thay đổi tuyên bố kia thành “Content is King, Usability is Queen“. Bởi vì Link chỉ hỗ trở cho bạn về mặt tăng thứ hạng tìm kiếm, có thể thêm cả lượt truy cập. Như tôi nói ở dưới: Vị trí #1 chỉ mới đưa người dùng đến cửa nhà bạn; nhưng không có nghĩa vì nó mà người ta chịu ở lại nhà bạn. Đối với Usability thì khác, khi vào đến website của bạn hay cánh của nhà bạn, họ có ở lại đó đặt hàng hoặc liên hệ với bạn không, đó mới chính là vấn đề chính chúng ta cần hướng đến, và đó cũng chính là mục đích của chúng ta trong mọi quá trình làm SEO. Tôi tuyên bố quan điểm của mình như vậy, bạn có ý kiến gì không? Nếu có hãy comment bên dưới và chúng ta cùng thảo luận nhé.

BẠN SẼ LÀ NGƯỜI VIẾT ĐOẠN KẾT…

Sau khi viết xong, tôi nghĩ liệu kiến thức trong quy trình này có nên áp dụng cho những công ty nhỏ hay không, bởi vì những công ty nhỏ thường chỉ quan tâm đến vị trí số #1 và lúc nào cũng “tập trung” vào vị trí xếp hạng mà thôi. Theo quan điểm của tôi, vị trí #1 không phải là mục tiêu, nhưng là phương tiện đưa bạn đến thành công trọn vẹn. Vị trí #1 chỉ mới đưa người dùng đến cửa nhà bạn; nhưng không có nghĩa vì nó mà người ta chịu ở lại nhà bạn.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là, hy vọng qui trình làm SEO mới này sẽ là một làn gió mới, khuyến khích chúng ta nên kết hợp với các kênh khác, đưa ra những chiến lược phù hợp và dễ hiểu hơn cho các thương hiệu. Qui trình làm SEO mới này không nhằm mục đích cố thích nghi với bất cứ thuật toán nào, nó nhắm đến việc thỏa mãn nhu cầu của những người dùng mà chính các thuật toán này đang phục vụ. Nó sáng tạo cũng như khám phá những điều cần thiết để thỏa mãn khách hàng, một tiêu chí mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới, nó hoàn thành những đòi hỏi kĩ thuật cần thiết để nhận lấy kết quả tốt nhất, nó tập trung nghiên cứu cụm từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn có xu hướng dùng để tối ưu hóa chúng một cách hiệu quả nhất. Và quan trọng nhất là, SEO đã trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả của marketing mix, không còn là một dịch vụ đơn lẽ nữa. Tất nhiên SEO vẫn là “Một phép tính của marketing” đầy khó hiểu, nhưng đến lúc để chứng tỏ cho các thương hiệu thấy rằng, sức mạnh và kết quả mà SEO mang lại lớn như thế nào